Máy móc, thiết bị là mặt hàng không quá khó trong việc làm thủ tục Hải Quan nhưng lại rất dễ gặp phải những vướng mắc nếu người nhập khẩu không hiểu rõ sản phẩm máy móc, thiết bị nhập khẩu
1. Căn cứ pháp lý nhập khẩu Máy móc, thiết bị
Doanh nghiệp tham khảo căn cứ pháp lý sau :
- Luật số 05/2017/QH14 - Luật Quản Lý Ngoại Thương
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính Phủ. Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản Lý Ngoại Thương
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính Phủ. Quy định về nhãn hàng hóa.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính. Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
2. Chính sách nhập khẩu đối với Máy móc, thiết bị
- Đa phần các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất thông thường đều không có chính sách đặc biệt ngoại trừ một số loại máy móc, thiết bị đặc thù, Do vậy, người nhập khẩu cần hiểu rõ hàng hóa của mình để tránh sai xót trong quá trình chuẩn bị nhập khẩu.
- Một lưu ý quan trọng trong nhập khẩu máy móc, thiết bị là tem mác của hàng hóa. Tem mác của hàng hóa phải rõ ràng, không có dấu hiệu tẩy xóa, thể hiện đầy đủ các thông số cơ bản và thông tin nguồn gốc hàng hóa theo đúng Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính Phủ
- Trong trường hợp Máy móc, thiết bị cũ đã qua sử dụng, áp dụng quy định tại Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Mã HS Code và thuế đối với Máy móc, thiết bị
Tham khảo mã HS code của các chương sau :
- Chương 84 : Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng
- Chương 85 : Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên
4. Quy trình thủ tục nhập khẩu Máy móc, thiết bị
Để thông quan một lô hàng Máy cắt Laser, Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ và làm các bước đầy đủ theo quy trình sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ :
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
- Vận đơn đường biển (Bill of lading)
- Danh sách đóng gói (packing list)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có
- Catalog (nếu có)
Bước 2. Khai báo tờ khai hải quan đến hệ thống Vinacss
Bước 3. Thông quan tờ khai Hải Quan và đưa hàng hóa về kho của doanh nghiệp
Trên đây là các bước cơ bản trong quá trình nhập khẩu máy cắt laser. Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Thanh Sơn để được tư vấn đầy đủ trước, trong và sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu.