Dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ nhập khẩu là một bài toán khó mà tất cả các nhà máy sản xuất đều gặp phải ít nhất 1 lần trong suốt quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh sản xuất.
1. Căn cứ pháp lý nhập khẩu Dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ
Doanh nghiệp tham khảo căn cứ pháp lý sau:
- Luật số 05/2017/QH14 - Luật Quản Lý Ngoại Thương
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính Phủ. Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản Lý Ngoại Thương
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính Phủ. Quy định về nhãn hàng hóa.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính. Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài Chính. Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
2. Chính sách đối với Dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ
Dây Chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ nhập khẩu được hướng dẫn cụ thể tại điều 7 và điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài Chính. Đối với mỗi dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ sẽ liên quan đến các chính sách quản lý tương ứng với mỗi máy móc thiết bị có trong dây chuyền.
Ví dụ : Trong dây chuyền sản xuất gạch ốp lát, đa số các máy móc thiết bị trong dây chuyền này đều không có chính sách quản lý chuyên ngành ngoại trừ máy in dùng để in hoa văn lên bề mặt các viên gạch. Nếu trong dây chuyền cần nhập khẩu có máy in thì cần lưu ý đặc biệt để xin giấy phép nhập khẩu.
3. Mã HS Code và thuế nhập khẩu Dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ
3.1. HS Code Dây chuyền máy móc , thiết bị đồng bộ
Mã Hs code cho toàn bộ máy móc, thiết bị trong dây chuyền đồng bộ nhập khẩu được áp theo mã HS code của máy chính trong dây chuyền.
3.2. Thuế nhập khẩu Xe Nâng Người :
Thuế nhập khẩu được tính theo thuế của máy chính trong dây chuyền đồng bộ
Với kinh nghiệm nhiều năm làm hàng dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ, Công ty Thanh Sơn có thể tư vấn, hỗ trợ để khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ nhập khẩu để được hưởng những ưu đãi tốt nhất trong thời gian nhanh nhất.
4. Quy trình thủ tục nhập khẩu Dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ :
Để thông quan một lô hàng Dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ và làm các bước đầy đủ theo quy trình sau
Bước 1: Đăng ký danh mục Dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ tại cơ quan Hải quan
Bước 2: Mở tờ khai hải quan theo danh mục được cấp.
Bước 3: Thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng về nhà máy
Bước 4: Làm giám định đồng bộ máy móc, thiết bị & lắp đặt máy móc theo sơ đồ thiết kế
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Hợp đồng
- Commercial Invoice
- Packing List
- Bill (Vận đơn)
- Chứng nhận xuất xứ C/o ( nếu có )
- Chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất ( CQ )
- Tài liệu thông số kỹ thuật - Catalog
- Danh mục chi tiết các bộ phận của máy móc, dây chuyền
- Sơ đồ thiết kế lắp đặt dây chuyền máy móc, thiết bị
- Các chứng từ khác nếu có
Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu thì xin liên hệ với Công ty Thanh Sơn sớm nhất để được tư vấn.