Xuất khẩu Tinh Dầu : Hiểu đúng về chính sách và thủ tục

Xuất khẩu Tinh Dầu gặp nhiều khó khăn trong thủ tục do các quy định chưa phù hợp

Sản phẩm tinh dầu là một mặt hàng được xuất khẩu nhiều đến các thị trường lớn. Tuy nhiên, Xuất khẩu Tinh dầu lại đang gặp những rào cản lớn từ các quy định chưa phù hợp. Mới đây, Tổng Cục Hải Quan và Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể giúp tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp.

Tinh dầu là một loại chất lỏng chứa các hợp chất tạo mùi thơm và có khả năng bay hơi cao. Chúng được chiết xuất từ nhiều nguồn gốc khác nhau, chủ yếu từ các phần của thực vật như lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, và rễ cây. Tinh dầu không chỉ là một nguồn mùi thơm dễ chịu, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

Xuất khẩu Tinh Dầu

1. Căn cứ pháp lý Xuất khẩu Tinh Dầu

Doanh nghiệp tham khảo căn cứ pháp lý sau : 

  • Luật số 05/2017/QH14 - Luật Quản Lý Ngoại Thương 
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính Phủ. Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản Lý Ngoại Thương
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ.  Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính Phủ. Quy định về nhãn hàng hóa.
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính. Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Xuất Khẩu Tinh Dầu

2. Điều kiện để Xuất khẩu Tinh Dầu

Tinh dầu không nằm trong danh sách hàng hóa cấm xuất khẩu, quy định của Luật Quản lý Ngoại thương và Phụ lục I của Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Do đó, các doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu tinh dầu .

Tinh dầu thường được phân thành hai loại chính:

 2.1 ​Trường hợp Doanh nghiệp Xuất khẩu Tinh Dầu sử dụng làm thuốc:  thì thực hiện theo quy định của pháp luật dược. .

 2.2 ​Trường hợp Doanh nghiệp Xuất khẩu Tinh Dầu sử dụng làm phụ gia thực phẩm,  thực phẩm , Mỹ phẩm hoặc mục đích khác : thì đối chiếu quy định của pháp luật an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan để xác định chính sách quản lý tương ứng và giải quyết thủ tục theo quy định.

Xuất khẩu Tinh Dầu

2. Các bước thực hiện thủ tục xuất khẩu tinh dầu

Các bước thực hiện thủ tục xuất khẩu tinh dầu như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Tờ khai hải quan theo mẫu quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC. Nếu khai trên tờ khai hải quan giấy, người khai phải nộp 02 bản chính tờ khai theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV của Thông tư 39/2018/TT-BTC.
  • 01 bản chụp hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương nếu có thanh toán từ người mua cho người bán.
  • 01 bản chính giấy xác nhận thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (đối với tinh dầu trong lĩnh vực thực phẩm).
  • 01 bản chính giấy công bố tiêu chuẩn (đối với tinh dầu trong lĩnh vực mỹ phẩm).
  • 01 bản chụp chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu tinh dầu – quy định của pháp luật về đầu tư khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên.
  • Hợp đồng ủy thác chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đã có đủ điều kiện xuất khẩu tinh dầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 2: Đăng ký khai hải quan tại

  • Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở/ cơ sở sản xuất.
  • Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu.
  • Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng.

Bước 3: Cơ quan hải quan kiểm tra tờ khai hải quan

  • Nếu sản phẩm/ lô hàng không đáp ứng được đủ các điều kiện, cơ quan hải quan sẽ từ chối đăng ký tờ khai hải quan và cung cấp lý do cho người khai hải quan.
  • Nếu khai trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan có trách nhiệm kiểm tra kỹ các điều kiện đăng ký trong tờ khai và các giấy tờ khác trong hồ sơ hải quan.

Bước 4: Phân luồng tờ khai

Đối với tờ khai hải quan điện tử, quyết định về việc phân luồng tờ khai và thông báo được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thuc hien trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức sau:

  • Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng Xanh):
    • Hồ sơ tờ khai hải quan được chấp nhận mà không yêu cầu thêm thông tin hoặc kiểm tra ngoại trừ các điều kiện thông thường.
  • Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan (luồng Vàng):
    • Các chứng từ liên quan đến hồ sơ hải quan, do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình, sẽ được kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
  • Kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra chứng từ (luồng Đỏ):
    • Quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa chi tiết dựa trên việc kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình, trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Bước 5: Thông quan tờ khai Xuất khẩu Tinh Dầu

Các thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu tinh dầu cơ bản tương tự như các mặt hàng thương mại khác. Tuy nhiên, do tinh dầu thường được sử dụng trong thực phẩm/ mỹ phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý về các giấy tờ kiểm định chất lượng trước khi xuất khẩu tinh dầu ra nước ngoài.

Xuất khẩu Tinh Dầu

.

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ONLINE TẠI TP HẢI PHÒNG